Digiday và Foundry 360 vừa công bố báo cáo “The State of Content Marketing” nhằm phân tích những thay đổi trong tiếp thị nội dung trong bối cảnh kinh doanh biến động hiện nay. Báo cáo nhấn mạnh rằng để duy trì hiệu quả, các thương hiệu cần đầu tư vào nội dung sáng tạo và đa kênh. Điều này đòi hỏi các nhà tiếp thị phải nắm bắt xu hướng và linh hoạt điều chỉnh chiến lược để đáp ứng sự thay đổi.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo năm nay là sự gia tăng đầu tư vào các kênh mà thương hiệu sở hữu, bao gồm website và mạng xã hội của chính thương hiệu. Bên cạnh đó, xu hướng thuê nhân sự ngoài cho tiếp thị nội dung 2025 cũng ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các chiến dịch nội dung lớn. Dưới đây là những điểm nổi bật từ báo cáo “The State of Content Marketing” của Digiday và Foundry 360:
Giải trí – Yếu tố hàng đầu trong sáng tạo nội dung
Mục lục
Gợi ý cho các nhà tiếp thị
Tối ưu hóa các kênh thương hiệu sở hữu: Tạo nội dung hấp dẫn và dễ tương tác trên các kênh thuộc sở hữu của thương hiệu là một trong những yếu tố then chốt.
Tận dụng video: Đầu tư vào video là cách truyền tải hiệu quả thông điệp thương hiệu và thu hút người dùng.
Điều chỉnh chiến lược Email Marketing: Tạo nội dung email cá nhân hóa, hấp dẫn để tăng tỷ lệ mở và tương tác.
Phát triển truyền thông in ấn: Với xu hướng hồi phục của các ấn phẩm in, marketer có thể tạo tạp chí hoặc tài liệu quảng bá chất lượng.
Kết hợp giáo dục và giải trí: Tạo nội dung kết hợp hai yếu tố này giúp xây dựng niềm tin và tăng sự tương tác của người tiêu dùng.
Thay đổi phân bổ ngân sách truyền thông
Xu hướng trong việc chi ngân sách
Tập trung vào Social Media: Chi tiêu trên mạng xã hội dự kiến vẫn chiếm phần lớn (35%), dù ngân sách cho video không tăng đáng kể (duy trì ở mức 13%).
Hiệu quả của từng định dạng nội dung: Social media là kênh hiệu quả nhất, với gần một nửa số người tham gia khảo sát đồng ý. Video đứng thứ hai (35%) và email newsletter xếp thứ ba (31%).
Lời khuyên cho các nhà tiếp thị
Tối ưu hóa ngân sách: Phân bổ ngân sách phù hợp cho các định dạng mang lại hiệu quả cao như social media và video.
Chú trọng trải nghiệm người dùng: Đầu tư vào nội dung chất lượng, từ hình ảnh đến âm thanh, để tạo ấn tượng với người dùng.
Theo dõi xu hướng và hành vi người dùng: Thường xuyên cập nhật để điều chỉnh chiến lược marketing hiệu quả.
Khai thác hiệu quả từng định dạng nội dung: Đầu tư vào các định dạng nội dung có tác động lớn như social media và video, đồng thời tận dụng tiềm năng từ email newsletter và các ấn phẩm in ấn.
Gia tăng nhân sự thuê ngoài trong tiệp thị nội dung
Một xu hướng nổi bật trong báo cáo là sự gia tăng của outsourcing trong lĩnh vực content marketing. Theo khảo sát, 47% doanh nghiệp vẫn chưa triển khai outsourcing, trong khi 52% đã sử dụng dịch vụ bên ngoài để nâng cao chất lượng nội dung. Thêm vào đó, 23% dự kiến sẽ bắt đầu sử dụng dịch vụ này trong năm 2023.
Lý do các doanh nghiệp lựa chọn outsourcing chủ yếu liên quan đến đảm bảo chất lượng nội dung và tối ưu hóa nguồn lực. Có 31% người tham gia khảo sát cho rằng thuê ngoài giúp họ tiếp cận được nhân sự có kỹ năng chuyên môn cần thiết. 30% nhận thấy họ có thể tận dụng cơ sở hạ tầng và khả năng của đối tác để quản lý hiệu quả khối lượng nội dung.
Để hỗ trợ triển khai chiến lược nội dung, 27% doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ bên ngoài trong việc lập kế hoạch và thực thi. Các đối tác outsourcing có thể cung cấp chuyên môn cần thiết để định hướng chiến lược nội dung. Ngoài ra, việc thiếu ngân sách tuyển dụng và đào tạo cũng khiến 26% doanh nghiệp chọn thuê ngoài, nhằm tiết kiệm chi phí và tiếp cận tài năng mà không cần đầu tư đào tạo trực tiếp.
Báo cáo cũng chỉ ra các kỹ năng quan trọng mà đội ngũ tiếp thị nội dung cần để phát triển. Cụ thể, 21% cho rằng biên tập và kiểm tra chất lượng là kỹ năng thiết yếu để đảm bảo nội dung nhất quán và đạt tiêu chuẩn trước khi xuất bản. Kỹ năng liên quan đến mạng xã hội cũng quan trọng với 20% người tham gia, vì giúp tạo nội dung hấp dẫn và tăng tương tác trên các nền tảng này. Ngoài ra, 31% nhận thấy việc outsource sản xuất video là yếu tố quan trọng để tạo nội dung đa phương tiện chất lượng cao, với các công việc liên quan đến mạng xã hội và video được thuê ngoài nhiều nhất.
Các chỉ số quan trọng khi đo lường chiến dịch Quảng cáo
- Thứ hạng tìm kiếm tự nhiên (organic search rankings): Chỉ số này đo lường vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Thứ hạng cao hơn giúp trang web thu hút lượng truy cập từ người tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng trong theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch.
- Lưu lượng truy cập trang web (site traffic): Đây là số lượng người truy cập trang web trong một khoảng thời gian nhất định, phản ánh mức độ quan tâm và tương tác của người tiêu dùng đối với nội dung trên trang web.
- Tỷ lệ giữ chân (retention rate): Đây là tỷ lệ người dùng duy trì tương tác với trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ sau trải nghiệm ban đầu. Tỷ lệ cao cho thấy người dùng hài lòng và thấy giá trị trong nội dung, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Thay đổi nhận thức về thương hiệu (brand perception change): Đo lường sự thay đổi trong ý thức về thương hiệu sau khi người tiêu dùng tiếp xúc với nội dung tiếp thị.
- Số lượt xem trang (page views): Số lần trang web được xem trong một khoảng thời gian, thể hiện mức độ quan tâm và tương tác của người tiêu dùng.